Tư liệu Edogawa Ranpo - p1: Sổ tay Mánh khoé
E. Ranpo đọc rất nhiều và cực kì am hiểu văn học Anh, lẫn các nhà văn Nhật Bản và thế giới
Một cuối tuần nữa lại đến rồi,
Phuc Minh Books như thông báo trước, sẽ ra mắt cuốn tiểu thuyết của nhà văn trinh thám Nhật Bản Edogawa Ranpo - cuốn sách khá đặc biệt, nằm trong nhóm tiểu thuyết mà E. Ranpo viết sau Thế chiến thứ II (giai đoạn truyện trinh thám bị hạn chế ở Nhật Bản - Ranpo gần như phải viết ẩn danh). Sau thế chiến thứ II, nước Nhật thua cuộc, xã hội thay đổi khá nhiều, nhiều đề tài mới mọc lên, bản thân Edogawa Ranpo cũng thay đổi, ông có một cuộc đọc rất sâu với Kafka và nhà văn hiện sinh Albert Camus: Ranpo nhắc đến Người Dưng của Albert Camus trong một bài luận ngắn về cách thức dùng ánh mặt trời gây án.
Sách tên: Giao Lộ - [Crossroads - 十字路 - 1955]
Giao Lộ là đại diện hình ảnh Ranpo vào giai đoạn đó, giai đoạn không còn trẻ nữa, và đang sống trong một đất nước bại trận (ông mất năm 1964)
Câu chuyện mở ra vô cùng hấp dẫn với bạn đọc thriller/noir: một người vô tình sát hại một người trong một cuộc giao tranh, trên đường đi giấu xác, thì va chạm giao thông, thành ra thêm một án mạnh nữa, một cái xác nữa.
Nhân vật chính là Shogo Ise - đương kim giám đốc của một công ty xây dựng sắp hoàn thành dự án đập lớn tốn kém, yêu cầu phải làm chìm một ngôi làng và một mỏ đá. Y không hạnh phúc trong cuộc hôn nhân với người vợ - cô này bị ám ảnh bởi giáo phái Nichiren, rằng giáo phái có phép màu giúp cô khỏi trọng bệnh trong chiến tranh, Shogo Ise gần như sống chung với thư ký/bạn tình Harumi. Cô Harumi đã nhiều lần nhận được những lá thư kỳ lạ và rõ ràng là đe dọa từ vợ Shogo, Tomoko. Tomoko khẳng định rằng cô đã nhận được một mệnh lệnh từ "Đứa Con Của Mặt Trời", yêu cầu cô phải trả thù cho "tội lỗi lớn" mà Harumi đã gây ra. Lá thư có vẻ là giọt nước tràn ly đối với Shogo, - dẫn đến quyết định ky thân, dù vợ rất giàu, và chuyển về sống cùng Harumi vĩnh viễn.
Shogo Ise ban đầu không để ý lắm, nhưng đúng như dự đoán, Tomoko sau đó xuất hiện với một con dao và xông vào tấn công Harumi trong lúc cô tắm. Trong lúc vật lộn, Shogo vô tình giết chết Tomoko. Cân nhắc việc đầu thú, Ise Shogo nhận ra rằng làm vậy sẽ rất rắc rối, vì thế tốt nhất là giấu tử thi vào một cái giếng ở mỏ đá.
Tuy nhiên, kế hoạch nhanh chóng bị phá sản, một phần vì một người đàn ông ngẫu nhiên bị thương ở đầu leo vào xe của anh sau khi anh va chạm với xe khác tại một ngã tư và sau đó chết ngay tại đó, khiến Shogo Ise không còn lựa chọn nào khác ngoài việc vứt xác anh ta cùng với Tomoko…
Dưới đây là bản đọc thử, ở bản này, sẽ có đầy đủ khung cảnh vụ án mạng trong GIAO LỘ:
Về tác giả Edogawa Ranpo (1894-1965, Nhật Bản), hẳn nhiên các bạn đọc đã đều biết đến ông, nếu chưa, xin xem tổng thuật: bài viết của Rin trên Kilala.
Phuc Minh đang phân vân cửa ngõ nào đi vào Ranpo sẽ thuận tiện cho độc giả. Ranpo là một nhà văn có cuộc sống rất đáng ngưỡng mộ. Thứ nhất, ông là một nhà văn trinh thám hiện đại tiên phong, tuy nhiên ông chịu ảnh hưởng lớn từ nhiều tiền bối. Thứ hai, ông yêu sách, đọc sách từ nhỏ và làm nghề in, khi ấu thơ chưa biết chữ thường ngồi nghe bà và mẹ mình kể chuyện - tuy có theo đuổi học kinh tế hoặc chính trị, E. Ranpo đã thực sự có thâm niên làm báo, viết review sách. E. Ranpo đọc rất nhiều và cực kì am hiểu văn học Anh, lẫn các nhà văn Nhật Bản và thế giới: sau thế chiến, những bài viết của Ranpo cho thấy ông yêu thích Charles Dickens (dù rất nhiều người dễ nghĩ rằng ông mê nhất Edgar Poe). Ranpo cũng đọc rất kỹ và tỉ mỉ cả trinh thám Pháp Maurice Leblanc (tác giả Arsene Lupin), các nhà văn Willie Collins, Nicholas Blake, Dorothy Sayers (đã xuất hiện trong tập Tội ác đêm Giáng Sinh) hay G.K. Chesterton, Agatha Christie v.v… Những điều này, Phuc Minh xin hẹn ở các Newsletter sau nhé. Edogawa Ranpo cũng có một độc giả rất nổi tiếng: Yukio Mishima - tác giả “Bán Mạng” hay “Kim các tự”, người đã chuyển thể truyện của Ranpo sang kịch.
Có lẽ, chúng ta sẽ bắt đầu một cách thật vui vẻ, bằng một vài trang sổ tay của Ranpo, đây là trích phần từ một quyển sách, nơi Edogawa Ranpo thu thập các mánh lới viết trinh thám từ sách ông đọc được. Một cách vô cùng rõ ràng, Edogawa Ranpo không phải chỉ là nhà văn trinh thám cừ khôi - viết cực kì nhiều, mà còn là một độc giả trinh thám với năng lực đọc sách cao cường.
Đây là thuật giấu tử thi mà Ranpo gom được trong một vài truyện, chúng tôi chọn đoạn văn này vì liên quan đến tình huống bi kịch mở màn Giao Lộ:
THUẬT ẨN GIẤU TỬ THI
Edogawa Ranpo
Mưa-Chiều chuyển ngữ từ tiếng Anh, qua bản dịch của Alexander Zhang. Tên các truyện tiếng Anh được giữ nguyên
◦ Tử thi bị giấu tạm thời
Tử thi đã được giấu ở nhiều nơi kỳ lạ, bao gồm trong một thùng rượu (Crofts), trong một bales len (Marsh), trong một quan tài có tử thi thứ hai (một truyện ngắn của Doyle), trong một người tuyết (một tiểu thuyết của Nicholas Blake, một câu chuyện Sexton Blake), như một hình nộm sáp (một tiểu thuyết của Carr), và trộn với mục tiêu của bãi tập bắn (một tiểu thuyết của Dickson). Tôi cũng đã sử dụng nhiều con búp bê iki và búp bê hoa cúc, ví dụ trong Vampire (Kyūketsuki). Các nơi ẩn giấu khác bao gồm một thùng rác lớn (một truyện ngắn của Chesterton, câu chuyện The Dwarf [Issun Boshi] của tôi), một đống tử thi trong chiến tranh (Chesterton), một túi bưu kiện lớn (Chesterton), một tủ lạnh (Udaru Ōshita’s The Cook of Kurenai-Za [Kurenaiza no Hōchū]), một áo khoác trên giá treo (Chesterton), một tấm bọc ghế (tiểu thuyết của Dickson), một hộp đàn double bass (Seishi Yokomizo’s The Butterfly Murder Case [Chōchō Satsujin Jiken]), một giỏ picnic lớn (một truyện ngắn của Carr), và một chiếc rương (một truyện ngắn của Christie, cùng Incident at the Lakeside Inn [Kohantei Jiken] - Ranpo).
◦ Tử thi bị giấu vĩnh viễn
• Tử thi bị chôn
Điều này có thể là trong một ngôi mộ đã được đào sẵn (một truyện ngắn của Bailey), hoặc dưới vỏ bọc lấp một cái giếng cũ (“The Twins” của Ranpo).
• Tử thi bị nhấn chìm trong nước
Một truyện ngắn của Poe.
• Bóng bay được gắn vào tử thi để chôn xác trong không khí
O Sole Mio của Jun Mizutani, một truyện ngắn của Kazuo Shimada.
• Tử thi bị thiêu
Henri Landru đã thiêu xác trong lò, và kỹ thuật này cũng phổ biến trong các câu chuyện trinh thám. Nếu chỉ có khuôn mặt bị cháy, nó trở thành chiêu trò "tử thi không mặt" được đề cập sau này. Các ví dụ bao gồm truyện ngắn của Doyle và Freeman, tiểu thuyết của Fletcher và Crofts, và Incident at the Lakeside Inn của Ranpo
• Tử thi bị hòa tan
Trong lịch sử phương Tây, có những ví dụ về việc tạo ra một bể hóa chất lớn để hòa tan người này qua người khác. Tôi không thể nhớ một ví dụ trong tiểu thuyết trinh thám phương Tây vào lúc này, nhưng Daytime Demon Talk (Hakuchū Oni Gatari) của Junichirō Tanizaki có chủ đề xoay quanh thủ thuật này.
• Tử thi bị chôn trong tường
Các ví dụ bao gồm The Cask of Amontillado của Edgar Allan Poe, La Grande Brèteche của Honoré Balzac, một tiểu thuyết của Carr, một truyện ngắn của Chesterton, và câu chuyện Panorama Island của tôi (“Panorama Shima”).
• Tử thi bị biến thành thứ khác
Điều này có thể là một xác ướp (một tiểu thuyết của Freeman, truyện ngắn của Doyle và Henry Wade), sáp tử thi (“Daydream” [“Hakuchūmu”] của Ranpo), hoặc một bức tượng thạch cao (Chesterton). Tử thi có thể được mạ và biến thành một bức tượng đồng (tiểu thuyết của Dickson và một truyện ngắn của Sayers), xay ra và biến thành xúc xích (một câu chuyện có thật từ Đức, một truyện ngắn của Kyosuke Kusuda), ném vào lò xi măng và biến thành bột mịn (Yoshiki Hayama’s “The Letter in the Cement Barrel” [“Semento Taru no Naka no Tegami”]), xé ra và trộn với bột giấy để làm giấy (Kyosuke Kusuda’s Human Poems [Ningen Shishu]), hoặc làm đông cứng với đá khô và đập vỡ thành những mảnh (một truyện ngắn của Hiroshi Kita).
Tử thi bị quăng cho động vật ăn
Có thể bị nuốt bởi một loài bò sát như rắn lớn (một truyện ngắn của Unno Jūza), ăn bởi chim (một truyện ngắn của Williams), hoặc bị ăn bởi thủ phạm con người (một truyện ngắn của Lord Dunsany), mặc dù lựa chọn cuối cùng thường không được coi là tiêu thụ bởi động vật.
• Tử thi bị di chuyển như một mánh lừa
Mặc dù không phải là ẩn giấu theo nghĩa đen, hành động di chuyển tử thi có thể được sử dụng để che giấu tội phạm.
◦ Tử thi bị di chuyển một quãng ngắn
Nạn nhân bị thương chí mạng có thể tự đi lại và thay đổi vị trí (tiểu thuyết của Van Dine và Carr), hoặc tử thi có thể bị ném đi (một tiểu thuyết của Dickson, Tengu của Sunao Ōtsubo, và một câu chuyện của một tác giả Nhật Bản mới mà tôi không thể nhớ tên, trong đó một đoàn tàu dọn tuyết ném tử thi đi rất xa). Có nhiều ví dụ thú vị khác, nhưng vì không thể giải thích trong vài dòng, tôi sẽ chỉ liệt kê theo tác giả: truyện ngắn của Chesterton và Allingham, và tiểu thuyết của Dickson (hai ví dụ) và Scarlett.
◦ Tử thi bị di chuyển một quãng dài
Tử thi có thể được đặt trên nóc đoàn tàu chở hàng để vận chuyển đến một địa điểm xa (một truyện ngắn của Doyle,“Demon [Oni]” của Ranpo, và tiểu thuyết của Yokomizo’s Detective Fictions [Tantei Shōsetsu]). Ý tưởng tương tự được áp dụng cho một xe buýt hai tầng trong một tiểu thuyết của Brian Flynn, hoặc được thả theo dòng thủy triều (tác phẩm hợp tác The Floating Admiral, Aoi’s Kuroshio Murder Case, và Shimada’s Society Page Reporter [Shakai Bu Kisha]). Các ví dụ khác không thể giải thích một cách ngắn gọn bao gồm tiểu thuyết của Carr và Dickson, và hai truyện ngắn của Chesterton.
• Tử thi bị làm mất dạng khuôn mặt
Các phương pháp bao gồm đốt cháy hoặc làm biến dạng khuôn mặt (tiểu thuyết của Doyle, Dickson, Chandler, Rhode, Christie, và Queen, và truyện ngắn của Chesterton và Bramah), chặt đầu và giấu đầu hoặc đổi đầu với người khác (một tập trong Histories của Herodotus, tiểu thuyết của Queen, Rice, và Rawson, và một truyện ngắn của Chesterton), và giấu thân mình (Akimitsu Takagi’s The Tattoo Murder Case). Mánh khóe này được giải thích chi tiết trong một bài luận riêng về "Tử thi không mặt."
• Giấu một người sống
Một người sống có thể bị ẩn giấu dưới dạng bệnh nhân trong bệnh viện (một truyện ngắn của Doyle,“Demon” của Ranpo), bị giam trong tù vì một tội nhẹ (một truyện ngắn của Christie), bị bỏ trong một quan tài cùng với một tử thi (một truyện ngắn của Doyle), hoặc bị giấu trong một thùng lớn (từ Parallel Cases from Under the Pear Tree [Tang Yin Bi Shi]). Một tù nhân trốn thoát có thể hòa mình vào một buổi dạ hội hóa trang, giả vờ là một người hóa trang thành tù nhân (Chesterton). Ai đó có thể nhanh chóng ngụy trang thành một bù nhìn trong cánh đồng (Chesterton), hoặc hoá thành một nhân viên bưu điện hoặc nhân viên điều phối, ngay trước mắt mọi người (một truyện ngắn của Chesterton, một tiểu thuyết của Queen). Họ cũng có thể mặc hai bộ đồ bơi màu khác nhau rồi tháo bỏ một bộ (Udaru Ōshita’s “Dr. Hirukawa” [“Hirukawa Hakase”]), hoặc giả vờ là một con búp bê hoặc tượng thạch cao (một câu chuyện Zigomar của Léon Sazie, nhiều tác phẩm của tôi).