Làm thế nào để trở thành Chill guy?
Để vượt qua căng thẳng cuối năm và chào đón năm 2025...
Xin chào các anh chị em,
Đây là thư đầu tiên trong tháng 12 của Phuc Minh Book Newsletter. Trước đó, chúng tôi đã gửi truyện ngắn Chuyến tàu Giáng sinh - Will Scott (1893 - 1964).trong tập Tội ác đêm giáng sinh (sẽ phát hành khoảng 18 tháng 12) đồng thời là bản đọc thử tập 2 của Hồ sơ phá án của Bác sĩ Tâm thần, nếu bạn nào chưa nhận được, có thể gửi lại yêu cầu cho chúng tôi
Cuối năm thời gian còn chạy nhanh hơn cả lúc trong năm. Nhanh như đốt một nén trầm. Cái đồng hồ thì vẫn từng ấy nấc, và kim cũng chẳng chạy nhanh hơn, nhưng như Charles Dickens nói, thời gian nhanh hơn khi suy nghĩ nhiều. Đã bắt đầu thấy khắp nơi các bạn trẻ nhìn lại một năm:
Và trend của cuối năm nay là Chill guy, hình ảnh trung tâm của trend là một chàng trai, cô gái (hoặc nhân vật nhân hoá) xỏ tay vào túi quần và tỏ ra thư giãn với mọi việc, bất kể là tốt hay xấu.
Tại sao hình ảnh này lại phổ biến đến thế? Hình ảnh trông giống như là bàng quan với thực tại, vì dẫu sao, dẫu thực tại có tác động ghê gớm thế nào (bận rộn cuối năm, hợp đồng mới, chuyện có người yêu…) thì đời sống vẫn còn đó, vui buồn đều là do ta cư xử mà thôi, tương lai còn trước mặt, miễn là ta còn khoẻ, những người thân của ta bình an…
Nhưng không chỉ đơn giản như vậy: chill guy sẽ rất liên kết với một thủ pháp của thiền (nghe bất ngờ không), đó là tách mình ra khỏi thực tại để nhìn lại mình.
Khi ta ở trong một hoàn cảnh xã hội, nếu ta hoàn toàn nhúng mình vào trong đó, rất dễ bị hoàn cảnh chi phối. Ta tin rằng mình là những thứ ấy: cơn giận, sự thất vọng, nỗi phiền của người khác. Một người mắc hội chứng nhận thức phi lý (irrational belief syndrome) thường có xu hướng tạo áp lực rất lớn lên bản thân, cố gắng duy trì một hình ảnh hoàn hảo trước mọi người. Ví dụ, một cô bạn tên Linh có thể gặp phải vấn đề này trong công việc. Linh là một nhân viên xuất sắc trong công ty, luôn cố gắng làm mọi thứ đúng chuẩn và không để ai tìm thấy lỗi trong công việc của mình. Khi ai đó góp ý, thay vì tiếp nhận nhẹ nhàng, Linh sẽ cảm thấy bản thân bị chỉ trích hoặc thất bại vì không đủ hoàn hảo. Hơn thế, trong các buổi họp hay thuyết trình, Linh luôn lo lắng rằng nếu cô nói sai một điều gì đó, người khác sẽ nghĩ cô không xứng đáng với vị trí hiện tại. Sự lo lắng này khiến Linh không thể chill guy, lúc nào cũng phải gồng mình để chứng tỏ mình là người thông minh và tài năng. Điều đáng nói là, áp lực này không chỉ đến từ môi trường bên ngoài mà còn xuất phát từ chính nhận thức sai lệch của Linh rằng: "Nếu không hoàn hảo, mình sẽ không được công nhận”.
Nhưng ngược lại, nếu tham gia cuộc đời bằng một bản ngã thứ hai, tình hình hoàn toàn khác. Tất nhiên, điều đó phải luyện tập. Như trong thiền, chúng ta tách mình để nhìn mình, biết là mình đang nghĩ, đang cả nghĩ (overthinking), biết rằng mình đang suy nghĩ quá phức tạp, không tập trung vào điều cần tập trung, biết rằng mình đang làm việc không bằng một tâm trí trong suốt. (Điều này được nhắc đến trong chương thứ IV của cuốn sách Đừng tự than trách bản thân.) Hình ảnh của Chill Guy nói cách khác, là một meme dễ hiểu việc quán sát bản thân, tách mình ra khỏi mình. (Trong chữ Hán, chữ quan và quán có cùng một chữ 観, tuy nhiên khi dùng quán, nghĩa là sự nhìn bằng tất cả các giác quan)
Nhưng, làm thế nào để trở thành một chill guy?
Không phải cứ post cái meme ấy lên là được đâu nha.
Về cơ bản, trở thành một chill guy, nghĩa là thay đổi góc nhìn. Nhưng để đổi được góc nhìn thì phải xoay người, mà muốn xoay người, lại phải có một vài động tác. Sau đây ta cùng đến với các động tác ấy.
Biết mình đang ở trạng thái nào
Để trở thành một "chill guy", tức là một người thư giãn và điềm tĩnh, ta cần phát triển một số thói quen và cách tiếp cận nhất định đối với cuộc sống:
Tách bản thân khỏi thực tại: Điều này không có nghĩa là bạn cần phải sống trong một thế giới mơ mộng, mà là biết cách thoát ra khỏi những căng thẳng, lo âu trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách thực hành thiền, yoga, hoặc đơn giản là dành thời gian để thư giãn và không để tâm đến những vấn đề bên ngoài.
Suy nghĩ kiên định và tập trung: Một người "chill" không dễ dàng bị xao lạc hay cảm xúc chi phối. Họ giữ được sự bình tĩnh, duy trì sự tập trung vào những điều quan trọng và biết cách để đối phó với mọi tình huống một cách bình thản.
Tách mình để nhìn mình: Đây là khả năng tự nhận thức, tức là nhìn nhận bản thân từ một góc độ khách quan. Bạn cần hiểu rõ mình là ai, đang ở đâu, và đang trải qua cảm xúc gì mà không đánh giá quá khắc nghiệt về bản thân.
Không đổ lỗi cho mình: Người "chill" hiểu rằng mọi người đều có lúc sai lầm hoặc gặp khó khăn, và thay vì chỉ trích hay đổ lỗi cho chính mình, họ học hỏi từ những sai lầm đó và tiến về phía trước mà không quá nặng nề.
Biết mình đang trong trạng thái nào: Để thực sự thư giãn, bạn cần biết và chấp nhận cảm xúc của mình. Khi bạn cảm thấy căng thẳng hay lo âu, việc nhận thức được cảm giác đó và hiểu rằng nó chỉ là một phần bản chất của cuộc đời
Thay đổi thói quen nhỏ
Bắt đầu từ ngay hôm nay đi bạn, đừng đợi đến mấy hôm nữa là Tết đấy.
Thói quen đầu tiên và là thủ phạm của tất cả là thức khuya. Thức để làm việc, thức để chill và thậm chí thức ngay trên giường để lướt tiktok, để suy nghĩ. Mà thức khuya thì đâu có nghĩ được điều gì tích cực? Khi bạn thức khuya, bạn không chỉ làm giảm chất lượng giấc ngủ mà còn làm giảm khả năng tập trung, trí nhớ, và cảm giác tỉnh táo vào ban ngày. Hệ quả là bạn dễ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, và khó khăn trong việc duy trì cảm xúc ổn định.
Mỗi lần thức khuya, dù chỉ một vài tiếng, ta cảm thấy như năng lượng trong cơ thể bị rút cạn, và buổi sáng hôm sau thật khó để bắt đầu ngày mới với tinh thần tỉnh táo. Ta cảm thấy dễ bị stress và thiếu kiên nhẫn hơn, trong khi những việc nhỏ nhặt lại có thể làm tôi bực bội. Đặc biệt, khi không ngủ đủ giấc, khả năng suy nghĩ và quyết định cũng bị ảnh hưởng, khiến mọi người dễ bị rối loạn và cảm thấy mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trước kia, khi thử dậy sớm hơn và duy trì thói quen ngủ đúng giờ, chúng tôi nhận thấy mọi thứ thay đổi. Buổi sáng trở thành thời gian quý giá để tôi hoàn thành một số công việc nhỏ trước khi bắt đầu một ngày bận rộn
Coi công việc là bạn
Giữ khoảng cách vừa phải với các mối quan hệ là một trong những chìa khóa quan trọng để duy trì sự thư giãn và điềm tĩnh trong cuộc sống. Điều này không có nghĩa là bạn không cần quan tâm đến người khác, mà là cần biết cách tạo ra một không gian lành mạnh cho cả bản thân và những người xung quanh.
Đôi khi, chúng ta dễ dàng quá tập trung vào một mối quan hệ, đặt quá nhiều kỳ vọng và hy vọng vào người khác. Tuy nhiên, điều này có thể dẫn đến thất vọng và căng thẳng khi người khác không đáp ứng được mong đợi. Thay vì vậy, hãy giữ một thái độ thoải mái, không quá phụ thuộc vào bất kỳ ai hay điều gì. Chỉ khi bạn không kỳ vọng quá nhiều, bạn mới có thể thư giãn và cảm thấy tự do trong các mối quan hệ. Mọi người đều như mình, chúng ta đều là người bình thường, với năng lực riêng, cảm nhận riêng.
Với công việc, điều duy nhất khiến ta thành công là cảm xúc với công việc. nhưng cảm xúc này phải là cảm xúc của tình bạn: hai bên giúp đỡ nhau. Cảm xúc đối với công việc đóng vai trò quyết định trong sự thành công. Nhưng không phải là cảm xúc bốc đồng hay căng thẳng theo kiểu tình yêu đơn phương tôi sẽ chết vì nàng, mà là cảm xúc của tình bạn – một mối quan hệ hỗ trợ và xây dựng lẫn nhau. Khi bạn đối xử với công việc như một người bạn, bạn sẽ không chỉ đơn giản là làm việc để hoàn thành nhiệm vụ, mà bạn sẽ tận hưởng từng bước đi trong hành trình đó. Cảm xúc này không phải là sự kỳ vọng hay áp lực, mà là sự hợp tác, thấu hiểu và sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau.
Kết lại, chúng tôi hy vọng bạn sẽ có một vài bước đi nhỏ, nhưng mạnh mẽ, để vượt qua căng thẳng cuối năm và chào đón năm 2025.
Cuối cùng, bạn suy nghĩ sao về ý kiến dưới đây:
Hãy cho chúng tôi biết nhé
Để trả lời cho threads cuối ở bài viết. Xin đóng góp bằng trích dẫn trong cuốn Man’s Search For Meaning của Viktor E.Frankl
“Nếu cuộc sống có ý nghĩa, thì sự đau khổ nhất định cũng phải có ý nghĩa. Đau khổ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống thậm chí giống như số phận và cái chết. Không có đau khổ và cái chết, cuộc sống của con người không thể hoàn thiện.”
“Cách một người chấp nhận số phận và những đau khổ của mình, cách một người dám vượt qua những thử thách đó đem lại cho người ấy nhiều cơ hội để hiểu được ý nghĩa sâu xa hơn của cuộc sống ngay cả trong những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.”
bài hay quá, thanks