Benjamin, những người giàu
Những người giàu có, họ vượt lên trên hạnh phúc, không những vượt hạnh phúc, họ còn vượt qua những gì ta vẫn nghĩ là giá trị.
Cuối tuần vui vẻ nhé mọi người,
Không có nhiều người giỏi viết về những người giàu có (bất kể nhà văn hay ai, và tính luôn cả chính những người giàu có). Người giàu có (nếu giàu có bằng đôi bàn tay nghị lực) tự viết về mình thì thường không cho ta biết quá nhiều điều ngoại trừ ngợi ca nghị lực, sự vượt khó và các nguyên tắc sống vân vân.. Cơ bản là vì, giàu có là gì? Ta không chỉ có từ Rich People, mà còn Elite (tinh hoa), Upper Class (thượng lưu)… Giàu có rất khó định nghĩa, sự giàu có do vụt lên thoáng chốc thì càng không đủ độ giãn về thời gian để nhìn nhận.
Nhưng trong tủ sách, chúng ta có một nhà văn như vậy: F. Scott Fitzgerald.
F. Scott Fitzgerald có ba nhóm đề tài lớn. Một là về những người thượng lưu ở xã hội Mỹ trước thời suy thoái kinh tế - những người đã giàu có nhiều đời trở lên, như “Gatsby vĩ đại”. Hai là về, vẫn những người đó, lúc kinh tế sụp đổ, với những mất mát. Và ba là anh chàng dưới đây:
Trường hợp Benjamin Button khá kỳ lạ, một mình truyện ngắn này là tác phẩm giả tưởng duy nhất của tác giả. Truyện này được F. Scott Fitzgerald sáng tác vào năm 1922, lấy cảm hứng từ một câu nói của Mark Twain rằng "cuộc sống sẽ thật tuyệt vời nếu chúng ta có thể sinh ra già và dần trẻ lại". Truyện kể đúng như thế về người sinh ra là một ông lão, với thân thể và cả trí tuệ của ông lão, nhưng càng theo thời gian càng tua ngược về trẻ con. So với bản chuyển thể phim rất nổi tiếng (Brad Pitt đóng vai nam chính) thì nhân vật chính truyện Benjamin Button sinh ra vào cuối thế kỷ 19 và trải qua cuộc đời ở Baltimore, một bối cảnh gần gũi với hiện thực của thời đại đó. Câu chuyện gốc ngắn gọn và có tính chất châm biếm nhiều hơn, đúng kiểu văn phong của Fitzgerald.
Thực ra thì Fitzgerald viết truyện nào cũng như tiểu thuyết thu gọn lại, chứ không có tính chất như một cú chớp bất thường của cuộc đời giống như truyện ngắn. Truyện của ông thường tóm gọn đời của nhân vật, câu cú kể rất dồn nén thông tin (hãy xem các trích đoạn bên dưới), nhiều khi các tính cách, động lực của nhân vật được “chỉ mặt điểm tên” một cách trực diện, không cần phải đoán. Truyện rất ít thoại, trừ những cảnh (scene) quan trọng quyết định bước ngoặt.
Cái hay ở chỗ nó luôn cho thấy độ vênh đến chóng mặt của tâm lý các nhân vật. Con người luôn cô đơn trong nhân sinh quan của riêng mình và luôn níu kéo, hy vọng một cái gì đó về người khác; trong khi người khác thì nghĩ những chuyện hoàn toàn không liên quan. Về điều này, Fitzgerald khá giống một số truyện của tiền bối Henry James - tác giả của Daisy Miller, Vẽ một phụ nữ…
Thập niên 1920, lúc F. Scott Fitzgerald bắt đầu đặt bút, Mỹ áp dụng luật cấm sản xuất, bán và vận chuyển rượu, dẫn đến sự bùng nổ của các hoạt động ngầm, mafia và các băng đảng tội phạm. Trong thời kỳ này, các buổi tiệc xa hoa, những nơi vui chơi bất hợp pháp và văn hóa “speakeasy” (quán bar ngầm) phát triển rầm rộ, phản ánh một xã hội thích tận hưởng lạc thú bất chấp các quy tắc đạo đức truyền thống. Phụ nữ bắt đầu có tiếng nói hơn, được quyền bầu cử (từ năm 1920) và phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống về vai trò của mình trong xã hội. Các lối sống mới, tự do và phóng khoáng hơn, xuất hiện.
Người giàu với F. Scott Fitzgerald là những người vượt qua tầm hiểu biết của chúng ta, và có lẽ cần được soi sáng trong cách họ yêu. Họ đồng nhất bản thân mình với một loại đặc quyền, nó gần đến mức gần như là cái nền cơ bản, không thể nạy lên mà gọi tên ra được.
“Họ biết sở hữu và tận hưởng từ sớm, và điều đó đã cho họ đôi điều, khiến họ biết mềm dẻo ở những nơi chúng ta tỏ ra ngang bướng, và biết hoài nghi khi chúng ta tin tưởng, theo cách rất khó hiểu, trừ khi bạn được sinh ra trong sự giàu sang.” (F. Scott Fitzgerald)
Anson trong “Thiếu gia” có tất cả những điều kiện thuận lợi, nhưng sự giàu có cũng làm cho anh ta trở nên lạnh lùng, khó tiếp cận, và cuối cùng là cô đơn. Anh ta không thể duy trì một mối quan hệ tình cảm sâu sắc và chân thành, vì luôn bị mắc kẹt trong sự kiêu hãnh và sự sợ hãi mất đi đặc quyền của mình. Song, nếu vội kết luận rằng quá giàu có thì vô nghĩa và khó hạnh phúc, thì lại không phải điều mà F. Scott Fitzgerald muốn nói.
Những người giàu có, họ vượt lên trên hạnh phúc, không những vượt hạnh phúc, họ còn vượt qua những gì ta vẫn nghĩ là giá trị. Trong tất cả các truyện của Fitzgerald, các nhân vật này đi tìm một điều gì đó ở tột đỉnh. Thất bại trong tình yêu chủ yếu nằm ở chính những kỳ vọng: việc bị vướng vào những thứ định dạng tình cảm làng nhàng đời thường khiến những thiếu gia đó khó chịu, và đó mới là rào cản lớn.
Giàu có nghĩa là không chịu được sự tầm thường, của cuộc đời họ lẫn mọi người khác. Gatsby vĩ đại là vì thế.
Trích phần
Thiếu gia
Hãy để tôi kể cho các bạn nghe về những người giàu có tột bậc. Họ khác biệt so với bạn và tôi. Họ biết sở hữu và tận hưởng từ sớm, và điều đó đã cho họ đôi điều, khiến họ biết mềm dẻo ở những nơi chúng ta tỏ ra ngang bướng, và biết hoài nghi khi chúng ta tin tưởng, theo cách rất khó hiểu, trừ khi bạn được sinh ra trong sự giàu sang. Sâu thẳm trong lòng, họ nghĩ mình ưu tú hơn chúng ta vì chúng ta phải đi tìm kiếm các khoản tiền bổ thường và chốn nương thân cho chính mình. Thậm chí khi họ đã phải vào thế giới của chúng ta hoặc sa sút hơn chúng ta, họ vẫn cho rằng mình ưu tú hơn chúng ta. Họ khác biệt. Cách duy nhất tôi có thể mô tả chàng trai trẻ Anson Hunter là tiếp cận anh ta như thể anh là một người nước ngoài và phải kiên định bám vào quan điểm của mình. Nếu trong khoảnh khắc nào đó, tôi chấp nhận anh ta, thì tôi sẽ thảm bại - tôi không có gì để trình ra ngoài một bộ phim lố bịch."
Chuyện kì dị về Benjamin
Khi thái độ phản đối ban đầu của ông nội qua đi, Benjamin và ông nội mình đã tìm được niềm vui bất tận trong một tình bạn tâm giao. Họ thường ngồi cùng nhau hàng giờ, hai người, cách xa về tuổi tác và trải nghiệm, lại giống như những người bạn cố tri, cao đàm khoát luận không biết mệt mỏi về những sự kiện buồn tẻ trong ngày. Benjamin cảm thấy thoải mái hơn với sự hiện diện của ông nội, thay vì ở cùng cha mẹ - họ dường như luôn có gì đó sợ hãi trước ông, và dù họ có thể hiện một thứ quyền hành có phần độc tài đối với đứa con, thì họ vẫn thường gọi con mình là “Ông.”
Giống như bất cứ ai khác, ông cũng thấy khó hiểu trước trí tuệ và thân thể có vẻ già trước tuổi của mình. Ông đọc về hiện tượng này trên tạp chí y học, nhưng không thấy có trường hợp nào được ghi nhận từ trước đến giờ. Trước sự thôi thúc của người cha, ông đã chơi cùng những cậu bé khác trong sự nỗ lực chân thành, và thường thì ông sẽ tham gia vào những trò chơi nhẹ nhàng hơn - bóng đá buộc ông phải dùng sức quá nhiều,và ông sợ rằng nếu bị chấn thương thì năm xương gà yếu của ông sẽ không thể liền lại.
Khi lên năm tuổi, ông được đưa đến trường mẫu giáo, ở đó ông bắt đầu được học vẽ kỹ năng dán giấy màu xanh lúc lên giấy màu cam, dệt nên những tấm bản đồ đa sắc và chế tạo những chuỗi hạt bằng bã củng không hỏng nổi. Ông thường hay lo mở ngại gạt gạt tham gia các hoạt động đó, một thói quen làm cợ giáo trẻ tuổi của ông vừa bực bội vừa sợ hãi. Ông thấy mình khi cô giáo phàn nàn với cha mẹ và ông được đưa ra khỏi trường. Ông bà Roger Button kể với các bạn bè của mình rằng họ cảm thấy con mình qua nỗi no.
Đến năm ông mười hai tuổi, cha mẹ ông đã dần quen với sự có mặt của ông. Thực ra, nếp nghĩ của họ mạnh đến mức họ không thấy con mình có gì khác biệt với những đứa trẻ khác nữa - ngoài trừ có đôi điều dị biệt nhắc cho họ nhớ về sự thật đó. Nhưng một ngày nọ, vài tuần sau sinh nhật lần thứ mười hai, trong khi nhìn vào gương, Benjamin đã khám phá ra, hoặc nghĩ rằng mình đã khám phá ra, một điều lạ lùng. Là do đôi mắt ông đánh lừa, hay là sau mười hai năm cuộc đời, tóc ông đã chuyển từ màu trắng sang màu xám sau lớp thuốc nhuộm? Có phải những nếp nhăn đang xen trên khuôn mặt ông đang mờ dần? Phải chăng da ông đã săn chắc hơn, dù vẫn có chút màu sắc đỏ đó giống da người
À, một chút về người nghèo
Charles Dickens là nhà văn viết về người nghèo. Một trong những truyện chúng tôi yêu thích nhất là Tháp Chuông, đoạn họ mang về món sách bò ấm nóng, cùng nhau ăn trong cảnh cơ hàn thực sự xúc động. Họ nhìn thấy thức ăn như một điều rất kỳ diệu.
TÁC GIẢ ĐƯỢC NHẮC ĐẾN
Scott Fitzgerald (1886 - 1940) sống vào thời đại nhạc Jazz (khoảng những năm 1920), một thời kỳ đặc trưng với sự thay đổi mạnh mẽ về văn hóa, xã hội và kinh tế ở Mỹ sau Thế chiến thứ nhất. Đây là giai đoạn mà nước Mỹ bước vào thời kỳ phồn thịnh, người dân tận hưởng cuộc sống xa hoa, hào nhoáng, và sự bùng nổ về nghệ thuật, âm nhạc, và các hoạt động giải trí. Văn hóa tiêu dùng phát triển mạnh, đi kèm là sự suy thoái đạo đức, khi con người dần đắm chìm vào những thú vui vật chất và phù phiếm. Tuy nhiên, sau niềm phấn khích ngắn ngủi đó, Đại khủng hoảng kinh tế năm 1929 đã đặt dấu chấm hết cho thời kỳ nhạc Jazz, và để lại một xã hội Mỹ đầy bất an và hoài nghi
Charles Dickens (1812–1870) được coi là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của văn học Anh và thế giới. Ông nổi bật với những tác phẩm mô tả sâu sắc đời sống xã hội nước Anh thời Victoria, đặc biệt là sự bất công và khổ cực của tầng lớp lao động và trẻ em, qua các tác phẩm như Oliver Twist, A Christmas Carol, David Copperfield, và Great Expectations
TÁC PHẨM ĐƯỢC NHẮC ĐẾN
F. Scott Fitzgerald, Chuyện kì dị về Benjamin (NXB Văn học 2023) - tập truyện
Charles Dickens, Những câu chuyện giáng sinh (NXB Văn học, 2022) - tập truyện